Tình trạng pháp lý và những tranh cãi Búa_liềm

Ở một số nước trong khối Đông Âu trước đây từng xác định búa liềm là biểu tượng của "sự chuyên chế và là hệ tư tưởng độc ác", nếu sử dụng thì bị coi là hành vi của tội phạm hình sự. Tại Hungary (1994),[1] Litva (2008),[2] Ba Lan (2009) từng bị chính phủ các nước này ra lệnh cấm sử dụng, nhưng vào năm 2011 thì các lệnh cấm này bị tòa án Hiến pháp cho là vi hiến, và biểu tượng búa liềm được sử dụng tiếp tại các nước này[3])[4]

Tại Moldova (2012) biểu tượng Cộng sản này cùng với các biểu tượng Cộng sản khác từng bị chính phủ cấm hiển thị trên các phương tiện thông tin đại chúng.[5][6] Nhưng vào tháng 5 năm 2013, Tòa án Hiến pháp Moldova phán quyết rằng biểu tượng của Đảng Cộng sản Moldova - búa và liềm là hợp pháp và được phép sử dụng.[cần dẫn nguồn]

Một luật tương tự đã được xem xét ở Estonia, nhưng cuối cùng đã thất bại tại Ủy ban quốc hội. Nước này (cũng như LitvaLatvia) chỉ cấm sử dụng biểu hiệu Liên Xô như sao đỏ vì họ cho là đã bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp theo như Hiệp ước Xô-Đức cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Các bộ trưởng ngoại giao của Litva, Latvia, Bulgaria, Hungary, RomaniaCộng hòa Séc từng kêu gọi một lệnh cấm toàn EU vào các biểu tượng Cộng sản trong năm 2010, nhưng không thành công.

Tại Indonesia, 1 sắc luật đã được ra theo đó cấm sự xuất hiện của biểu tượng này trên phương tiện đại chúng.[cần dẫn nguồn]